Tại sao sân khấu cải lương không có những vở tuồng hay?

Thứ bảy - 25/08/2018 16:11
Khán giả ái mộ cải lương trong và ngoài nước đều lấy làm buồn tiếc cho nghệ thuật sân khấu cải lương đang xuống dốc một cách thảm hại: nhiều người cho là sở dĩ sân khấu cải lương mất dần khán giả là vì hiện nay không có những vở tuồng cải lương hay như hồi trước năm 1975.
HC-BT
HC-BT
Deewatch Pure White

Không phải những soạn giả ngày xưa có tài hơn soạn giả trẻ hiện nay; các soạn giả xưa đều là những người tự học trong nghề soạn tuồng hát, còn các nghệ sĩ soạn giả trẻ hiện nay đều là những người được đào tạo trong các trường đại học nghệ thuật sân khấu ở trong nước hoặc ở hải ngoại, những nước có một nền nghệ thuật tiên tiến, văn minh.

Vì vậy tôi thấy không phải do kỹ thuật sáng tác là nguyên nhân chính yếu làm cho các soạn giả trẻ không sáng tác được những vở tuồng ăn khách như xưa mà chính là nội dung tuồng tích, quan niệm sáng tác của soạn giả mới là mấu chốt trong sự sa sút của các tuồng tích cải lương hiện nay.

Khán giả ái mộ cải lương  trước năm 1975 sau khi xem hát còn nhớ tựa tuồng, nhớ tên các nghệ sĩ chính, tên soạn giả và nhớ cả những lớp hát hay, những bài ca hay trong tuồng đó. Người ta còn tìm mua tuồng và học ca bài hát mà họ thích những khi trà dư tữu hậu. Ví dụ xem tuồngNửa Đời Hương Phấn, khán giả còn nhớ Thành Được trong vai Tùng và Út Bạch Lan trong vai Hương, Tùng và Hương gặp lại nhau trong hoàn cảnh trớ trêu là Tùng đi cưới em gái của Hương làm vợ và Út Bạch Lan( Hương ) và Thành Được ( Tùng ) đã ca một lớp Phụng Hoàng rất hay.

Khán giả xem Tuyệt Tình Ca, nhớ Út Trà Ôn trong vai Ông Cò Quận 9, Bạch Tuyết trong vai Lê Thị Trường An…

Khán giả xem tuồng Phụng Nghi Đình, nhớ bà Phùng Há trong vai Lữ Bố và Thanh Nga trong vai Điêu Thuyền…Xem tuồng Đôi Mắt Người Xưanhớ Hữu Phước trong vai bác sĩ Vũ và Thanh Nga trong vai Diệp Thúy…

Fashion Style: Up to 70% OFF+ Free Shipping Worldwide Car Rental Discount Coupons!

Khi nhắc đến các nghệ sĩ như Tấn Tài, Như Ngọc, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Minh Vương, Lệ Thủy, Minh Phụng, Kiều Tiên, Phượng Liên, Thanh Sang, Minh Cảnh, Mỹ Châu, Việt Hùng - Ngọc Nuôi, Hoàng Giang – Kim Giác, Kim Quang, Tư Rọm, Ba Vân… khán giả nhớ những vai hát để đời và những tuồng hay do các nghệ sĩ đó thủ diễn.

Khán giả có sự đồng cảm và ái mộ nghệ sĩ vì các vở tuồng cải lương hồi xưa có tánh cách giải trí mua vui, nếu được xem như có nội dung giáo dục thì đó chỉ là nhắc lại đạo đức cổ truyền của dân tộc như làm con phải có hiếu với mẹ cha, trọng thầy thương bạn, ở hiền gặp lành, làm dữ gặp ác báo, trung thắng nịnh, chánh thắng tà, tình yêu vợ chồng chung thủy, bè bạn chơi với nhau phải có tín nghĩa…

Những điều thiện, việc thiện và nội dung đạo đức cổ truyền của dân tộc VN được đưa vào những chuyện tuồng cũng giống như câu chuyện thường ngày ở trong gia đình hay ngoài xã hội, cha mẹ dạy con, anh em bè bạn khuyên bảo nhau, vợ chồng yêu thương chung thủy, không có gì là cường điệu, chỉ là tình yêu giữa con người với con người.

Các gánh hát hát những vở tuồng Tàu, tuồng La Mã, Kiếm Hiệp, tuồng Dã Sử, tuồng Xã Hội nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả. Đó là những gánh hát tư nhân do nghệ sĩ hoặc những người có tiền lập gánh hát để kinh doanh, vì vậy tuồng hát nhằm đáp ứng theo ý thích của khán giả chớ không tuyên truyền cho một chủ thuyết nào hoặc một thế lực chính trị nào.

Sau năm 1975, tất cả các gánh hát tư nhân bị giải tán, tất cả các tuồng hát cải lương và kịch nói trước 1975 đều bị cấm trình diễn. Nhà nước lập những gánh hát mới dưới danh nghĩa là đoàn Văn Công và 3 đoàn hát cải lương tập thể: Saigon 1, Saigon 2, Saigon 3. Dù dưới bảng hiệu đoàn Văn Công hay đoàn hát tập thể, tuồng tích hát phải do Sở VHTT đưa xuống, nghệ sĩ nào được phép hát đều do nhà cầm quyền (tức Sở Văn Hóa Thông Tin) trực tiếp chỉ huy, không phải hoàn toàn thoả mản ý thích giải trí của khán giả.

Tuồng mới sáng tác phải đề cập tới tìbh yêu giữa « chiến sĩ nam» và « chiến sĩ gái» trong chiến khu. Không được nói đến tình yêu giữa nam và nữ bình thường như tuồng trước năm 1975, nghĩa là không có tình yêu cá nhân, chỉ có tình yêu đối với Đảng, với xã hội chủ nghĩa. Và Yêu Đảng, Yêu Bác, Yêu Bộ Chính Trị và Xã Hội chủ nghĩa được gọi đó là tình yêu Tổ Quốc!

Sáng tác tuồng hát phải theo đúng Định Hướng Chính Trị của đảng đưa ra từng thời kỳ. Soạn giả không được suy nghĩ gì, viết những gì khác với định hướng chính trị đó.

Họ quy định chỉ có một loại tuồng được phép sáng tác: đó là tuồng xã hội, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Phải viết chuyện giai cấp công nhân và nông dân đang truy bức và tiêu diệt tàn dư phong kiến, địa chủ, tư bản, ngụy quân, ngụy quyền và xây dựng một xã hội không người bóc lột người, tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa Xã Hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam bách chiến bách thắng.

Tất cả các soạn giả phải thuộc nằm lòng các nhận định về thời cuộc và các quan điểm chính trị do Sở VHTT và Hội Nghệ Sĩ hướng dẫn để khi viết tuồng thì không được sai phạm.

Đến nay là đã 43 năm qua, tôi vẫn còn nhớ những khẩu hiệu, những quan điểm, lập trường chính trị mà Đảng CS và Sở VHTT yêu cầu phải viết về nhân vật trung tâm của sân khấu. ( danh từ Nhân vật trung tâm của sân khấu tức là các nhân vật do kép chánh, đào chánh đóng) 

Nhân vật trung tâm của kịch và cải lương ( tức kép và đào chánh) phải biểu hiện những đức tính như sau:

-       Cần, Kiệm, Liêm, Chánh, Chí Công Vô Tư.

-       Trung với nước, Hiếu với Dân, Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

-       Chiụ khổ trước dân, hưởng thụ sau dân, trọn đời làm đày tớ của nhân dân.

-       Đảng lãnh đạo, chánh quyền quản lý, nhân dân làm chủ.

-       Đảng ta kinh qua chủ nghĩa Tư Bản, Tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.

-       Yêu Đảng, Yêu Bác, Yêu chủ nghĩa Xã Hội, Yêu Các - Mác, Lê Ninh, Sì ta linh, Mao Trạch Đông các lãnh tụ có công giải phóng cho loài người khỏi ách Tư Bản!

Ngoài các quan điểm và lập trường chính trị đã kể, Sở VHTT và Hội Sân KHấu còn dạy các soạn giả phương pháp luận, tức là học thuyết Duy Vật Biện Chứng, kiên định thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm của Đảng CS.

Có những chuyện không thể quên trong những ngày bị cải tạo tư tưởng đó. Khi họ dạy về Biện Chứng Pháp, đề mục Hủy Thể của Huỷ Thể. Họ lấy ví dụ như một cái trứng gà, trong có tim gà, nếu biết ấp đúng theo nhiệt độ và thời gian thì trứng sẽ nở ra con gà con, nếu không đúng nhiệt độ, nóng quá hoặc lạnh quá, trứng gà sẽ bị hư, Khi trứng nở thì con gà mổ bể cái vỏ trứng để ra ngoài. Gọi là Huỷ Thể của Huỷ Thể vì sau đó nếu là gà mái thì nó sẽ đẻ lại trứng, nếu là gà trống thì nó sẽ đạp mái để làm cho trứng gà có tim để rồi nở tiếp thành một con gà.

Sau đó họ liên hệ với xã hội loài người: qua khỏi cuộc sống theo lối hái lượm của thời kỳ mông mụi, loài người sẽ bước qua chế độ nông nô với lối sống chăn nuôi trồng trọt và có tổ chức quần thể. Chế độ nông nô phát triển đến mức cao nhất thì có một lực lượng sản xuất mới mạnh hơn phá vở chế độ nông nô để đưa lên thành xã hội phong kiến. Và cứ theo quy luât hủy thể của hủy thể, chế độ phong kiến bị chế độ Tư Bản huỷ bỏ và thay thế, chế độ Tư Bản bị chế độ Cộng Sản hủy bỏ và thay thế…

Trong khi các soạn giả học viên khác tỏ vẻ chăm chú nghe, ghi chú, tôi biết chắc chắn trăm phần trăm là họ cười thầm trong bụng hoặc ngầm mỉa mai, tôi vọt miệng hỏi ông Giảng sư:

Get a Free Gift with any purchase.

“ Thưa ông, chế độ Tư Bản bị chế độ Cộng Sản tiêu diệt và thay thế. Theo quy luật Hủy Thể của Hủy thể trong phương pháp luận của Biện Chứng Pháp thì chế độ nào sẽ nối tiếp theo chế độ Cộng Sản? Hay nói một cách khác thì chế độ nào sẽ tiêu diệt chế độ Cộng Sản để đưa xã hội loài người đến đâu ?”

Ông ta nghe hỏi, khựng lại, lỏ con mắt hung hãn nhìn tôi hồi lâu, dường như muốn đoán xem là tôi vì không hiểu nên hỏi hay là vì tôi ngầm ý chống đối mới hỏi câu hỏi hóc búa đó. Sau đó ông ta quay lưng về phía tôi như để dấu che thái độ lúng túng khi phải trả lời câu hỏi đó, ông ta nói: “ “ “ Sau chế độ Cộng Sản thì xã hội loài người phát triển một chế độ Cộng Sản Cao Hơn, nghĩa là theo khẩu hiệu “ Cát tận sở năng, cát thụ sở nhu “ nghĩa là loài người sản xuất ra được nhiều vô số kể, ai cần cái gì cũng có cái đó để xài, không còn tranh giành hay đánh chém nhau để tranh danh đoạt lợi.  Chế độ Cộng Sản thiên đường đó sẽ không còn chiến tranh, không còn thù hận, không có phải suy nghĩ âu lo gì nữa cả. Ai muốn gì cũng được thoả mãn cái đó, Loài người chỉ hưởng thụ và mặc sức mà hưởng thụ!”

Đến đây ông cho cả lớp được nghỉ học sớm, chúng tôi ra về, ai nấy đều suy tư về câu hỏi của tôi và câu trả lời của ông Giảng Sư Triết học Mác – Lê Ninh!

Hai hôm sau tôi được Sở VHTT kêu lên trình diện, bắt làm tờ tự kiểm, bắt tôi viết kê khai ra ba đời dòng họ của tôi và dòng họ của vợ tôi để truy tìm tư tưởng Mỹ Ngụy còn ần chứa trong đầu óc của tôi.

Sau lớp dạy về lý luận, họ cho chúng tôi viết đề cương kịch bản và viết thành tuồng cải lương. Nhưng viết về một hay hai nhân vật trung tâm như đã được học thì đi đâu mà kiếm ra được một cán bộ có tiêu chuẩn đạo đức: Cần Kiệm Liêm Chánh, Chí Công Vô Tư?

Trong xã hội hiện thực, không có mẫu người Cần Kiệm Liêm Chánh, Chí Công Vô Tư, làm sao mà có chuyện về người đó để viết thành tuồng cải lương? Bịa chuyện, đặt chuyện dóc thì cũng không biết nên nói dóc đến cở nào là vừa. Vì nói dóc quá, nói hình tượng nhân vật là cán bộ đảng, còn trong sạch hơn Chúa, cao hơn Phật thì cán bộ điều hành lớp cải tạo tư tưởng văn nghệ sĩ sẽ cho là chúng tôi nhạo báng họ.

Lại thêm một việc rắc rối khác, khi dạy về việc xây dựng cá tánh nhân vật, hình tượng nhân vật thì Giảng Sư khẳng định dứt khoát là đào kép chánh thủ các nhân vật trung tâm của kịch thì nhân vật đó có những tiêu chuẩn đạo đức của một người Cộng Sản như Cần Kiệm Liêm Chánh, Chí Công Vô Tư, công bộc của dân, Trung với nước, hiếu với dân… Còn những nhân vật thuộc về phản diện là Sĩ quan ngụy, Tư bản, Địa chủ, bọn tiểu tư sản trí thức thì có bọn này đủ tất cả các tật xấu như tham lam, dâm đãng, cướp bóc, lừa thầy phản bạn, ác độc giết người không gớm tay, dối trá, đội trên đạp dưới, bán nước cầu vinh, trong gia đình thì bất hiếu với cha mẹ, bán vợ đợ con để sống vinh thân phì gia…

Chúng tôi ( các soạn giả nổi danh trước năm 1975 ) không thể viết như họ muốn. Chúng tôi cũng không muốn viết theo như họ yêu cầu vì chúng tôi tự trọng và có lương tâm của một nhà văn, chúng tôi có bà con dòng họ làm sĩ quan VNCH, chúng tôi có bạn bè là tư sản, địa chủ. Và chúng tôi cũng thấy được cái mặt trái giả đạo đức của các cán bộ cộng sản. Chúng tôi không thể nói thật những sự suy nghĩ của mình vì ai cũng biết muốn sống còn trong chế độ cộng sản thì người đó phải biết nói láo, phải biết dấu cái bộ mặt thật của mình. Không ai ngu dại gì đi tự sỉ vả mình và đặt chuyện nói xấu những người trong gia đình mình và những người mình quen biết.

Tất nhiên vì những lý lẽ đơn giản đó mà sau năm 1975, tất cả các soạn giả nổi danh trước năm 1975, không có ai sáng tác ra một vở cải lương nào theo các yêu cầu nội dung và nhân vật mà nhà cầm quyền mong muốn và đặt hàng cho chúng tôi sáng tác.

Tôi kể tên các soạn giả nổi danh trước năm 1975 đã tự gát bút sau ngày 1975 để quý độc giả có thể kiểm chứng những gì mà tôi vừa trình bày: các soạn giả Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Quy Sắc, Kiên Giang, Hoàng Khâm, Mộc Linh, Lê Khanh, Hoa Phượng, Hoàng Việt, Loan Thảo, Thể Hà Vân, Yên Lang, Viễn Châu, Ngọc Điệp, …( và còn rất nhiều bạn khác…)

Có một chuyện vui về soạn giả Hoa Phượng trong trại sáng tác kịch bản cải lương ở Vũng Tàu năm 1977:

Soạn giả Hoa Phượng là một soạn giả tài ba, khán giả và nghệ sĩ cải lương đều nghe danh và bái phục. Soạn giả Hoa Phượng có biệt tài là nói móc lò, viết ngạo báng các nhân vật mà anh không thích. Trong trại sáng tác anh viết tuồng cải lương: Chuyện anh Hai Thìn.

Nhân vật Hai Thìn là nhân vật trung tâm. Anh Hai Thìn là con của một nông dân trốn xâu lậu thuế thời Pháp thuộc. Ông ta giết ông chủ điền, cướp một số bạc rồi trốn vô sống trong rừng tràm ở Đầm Dơi. Năm 1946, khi bộ đội Việt Minh đến đóng quân ở Đầm Dơi, anh Hai Thìn lúc đó 14 tuổi, bỏ nhà theo bộ đội làm liên lạc viên. Hai Thìn vốn dốt, không biết chữ nhưng là người láu cá, giỏi bắt chước nên khi đi bộ đội, anh nghe anh chính trị viên nói nhiều danh từ chính trị. Anh không hiểu hết nhưng học thuộc lòng. Gặp dịp dân làng hội hợp, anh Hai Thìn tham dự, anh nói thao thao bất tuyệt. Dân khen anh nói hay nhưng cũng không biết là anh nói điều gì, chỉ nghe câu kết luận là người Việt phải biết yêu nước Việt. Vậy là họ vổ tay hoan hô anh Hai Thìn và họ đem gạo thóc đến ủng hộ bộ đội.

Hai Thìn được dạy cho học viết và học đọc, anh được nâng lên làm chính trị viên trung đội. Anh khéo nói nịnh cấp trên, nói thao thao bất tuyệt với binh sĩ trong trung đội của anh, nhiều khi anh cũng không biết những danh từ chính trị của anh dùng là đúng hay sai, nhưng đó là danh từ cách mạng, đó là danh từ yêu nước. Một hôm đơn vị của anh phục kích, đánh bắt được một tên lính Pháp. Anh canh giữ tù binh. Thằng Pháp nói câu gì đó không ai hiểu. Anh trâm lại một câu tiếng Tây nghe rốp rốp. Thằng tù binh Tây ngơ ngác. Anh Hai Thìn lên mặt, bỏ đi. Anh em trong đơn vị của anh phục anh Hai Thìn sát đất. Tiếng đồn lên cấp trên, anh Hai Thìn được nâng lên làm chính trị viên Đại đội.

Anh y tá trong đơn vị đến hỏi Hai Thìn:” Hôm trước tôi nghe đồng chí nói tiếng Tây với thằng tù binh Pháp, nào là mẹt cua rô trôm, nào là ách pia rinh, nào là Bê Nê Xi Linh với Cơ Rô Chuồng Bích. Thằng tù binh Tây nó hiểu gì không mà sao tui thấy nó sợ đồng chí quá. Đồng chí bữa đó tính nói với nó cái chi hả ?”

Hai Thìn trả lời: “ Nó là thằng bại trận, mình nói tầm bậy tầm bạ, nó nghe không hiểu nhưng cha của nó cũng không dám nói là mình dốt, anh hiểu không? “

Câu chuyện tuồng Anh Hai Thìn còn dài nhưng cán bộ kiểm duyệt biết là Hoa Phượng mượn chuyện tuồng để chưởi khéo là bọn chúng nó dốt, anh là người bại trận như thằng tù binh Tậy nên cán bộ nói hươu nói vượn gì thì cũng phải ậm ừ nghe.

Tuồng Anh Hai Thìn được kiểm duyệt chỗ này, xén chỗ khác đến độ tuy không có lịnh cấm nhưng tuồng không được tập để diễn cho khán giả xem.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, hơn năm mươi soạn giả cải lương tài danh đã phong bút, không còn viết lách gì nữa.

Soạn giả Nguyễn Phương  tháng 7 / 2018

 

 

Tác giả bài viết: SG Nguyễn Phương

Nguồn tin: Hanh 31 - CLVNCOM

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://cailuongvietnam.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Các bạn thích nghe hay xem cổ nhạc thể loại nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây