BẢN ĐỜN TRANH VÀ BÀI CA (1905)

Thứ bảy - 11/01/2025 14:20
Hôm đó là ngày 31 tháng 12 năm 2009, giao thừa Tết dương lịch, sáng sớm tôi nhận được email của giáo sư Nguyễn Văn Sâm gởi cho tôi hình trang bìa của cuốn “Bản đờn tranh và bài ca” của Phụng Hoàng Sang in lần thứ nhì vào năm 1905 và hỏi cắc cớ: “Cái này là của ai đây?”. Đúng là đang buồn ngủ gặp chiếu manh, tôi tìm cuốn nầy từ lâu nhưng chưa thấy nên xin ông sao lại để tôi tham khảo, GS Sâm đã chụp lại cho tôi toàn cuốn nầy với lời nhắn “Đầu năm cho ông cái tin vui vậy mà...”. Vài tháng sau gặp nhau, ông đã tặng cuốn sách quý nầy cho tôi. Đó là 15 năm về trước!
BẢN ĐỜN TRANH VÀ BÀI CA (1905)
rong những tài liệu tôi hiện có thì cuốn “Bản đờn tranh và bài ca” nầy là cuốn sách về bản đờn và bài ca bằng chữ quốc ngữ sớm nhứt tôi sưu tầm được. Theo trang giới thiệu thì cuốn nầy hoàn tất vào tháng 7 năm 1903. Phương pháp ký âm bản đờn và bài ca của cuốn nầy vẫn được dùng để ghi chép các bài bản cổ nhạc miền Nam cho tới bây giờ: bản đờn in bên trang chẵn (trái) và bài ca in bên trang lẻ (mặt). Đặc biệt trong phần Tiểu tự, tác giả đã cho chúng ta thấy rõ phong cách chơi ĐCTT thời trước:
“Trong cuộc vui chơi cũng có nhiều cách:
Kẻ ưa thú nầy người chịu thú kia, xét lại mà coi, thì ít có cuộc nào chơi thanh bai, thâm trầm ý vị cho bằng cuộc đờn.
Khi trời sáng trăng, nhóm nhau lại năm ba ông khách, vài chung rượu hòa đờn với nhau thì coi thú biết là bao.
Lại trong khi đêm vắng, ngồi một mình, lấy đờn ra, rao ít câu, đờn ít chập thì cũng tỏ đặng lúc vui hay là cơn buồn của mình, người bàng nhơn nghe ra cũng toại chí hay là cũng chia cơn buồn với mình được.
Bởi vậy cho nên trong cuộc tứ thú, người đời xưa cho cái điệu đờn là đứng bực nhứt: cầm rồi mới tới kỳ, thi, họa vân vân...”
Nay tôi tìm thêm được bản in lần thứ tư (1909/1910), xin chia sẻ để mọi người tham khảo:
https://www.namkyluctinh.org/.../phung-hoang-sang.html

Nguồn tin: FB Nguyen Tuan Khanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Các bạn thích nghe hay xem cổ nhạc thể loại nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây