Ở đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm), Nguyễn Hoàng (nay là Trần Phú), đường Hồng Bàng, Trần Quốc Toản (nay là đường 3 Tháng 2), đường Hậu Giang, Minh Phụng, Lương Nhữ Học… cũng có nhiều rạp chớp bóng, hí viện nổi danh. Vì vậy trước năm 1975, khu vực Chợ Lớn được xem là "đô thành" của phim nói tiếng Hoa, tuồng hát bội Hồ Quảng , Triều Châu…
Hí viện - rạp hát bội, tuồng cổ của người Hoa xuất hiện ở Nam bộ từ thế kỷ 20. Thời điểm đó có nhiều gánh hát do thành viên các đoàn hí kịch người Hoa lưu diễn VN rồi ở lại và nhớ quê mà lập nên. Tiêu biểu có Cổ kịch Triều Châu (Triều Kịch), Cổ kịch Hải Nam (Quỳnh Kịch). Người Việt mê Cổ kịch Quảng Đông thường lấy các tuồng Hoa cải hóa thành Việt kịch.
Ông Phan Hùng (ngụ Q.5, TP.HCM) nhớ lại: "Ngày xưa mê coi tuồng cổ dữ lắm. Rạp Hào Huê nè, sau đổi thành Nhân Dân trên đường Trần Phú; rạp Victory sau là Lê Ngọc, Lệ Thanh B, rạp Lux sau là rạp Lao Động… vừa có hí kịch vừa có phim kinh dị chiếu cả ngày".
Trong ký ức, ông Phan Hùng cũng không quên những bộ phim kiếm hiệp nói tiếng Tàu từng làm mưa làm gió ở rạp Đại Quang, Toàn Thắng. Ông kể: "Hồi đó tui thích nhất là phim Độc thủ có Khương Đại Vệ. Có dạo năm bảy mấy, phim Lý Tiểu Long ngập tràn khu Chợ Lớn, bà con rần rần đi xem ở rạp Lệ Thanh. Tui nhớ hồi đó vùng Chợ Lớn có mấy cái rạp bự là Thủ Đô, Toàn Thắng ngay đường Châu Văn Liêm. Ngoài ra còn có rạp Đô Thành, Hướng Dương, hay rạp Lệ Thanh A chiếu phim Hồng Kông, Lệ Thanh B phim nước ngoài. Mua vé khó lắm, toàn lén vô xem chung với người lớn. Khoảng năm 1981 - 1983 phải xếp hàng mua vé không hà. Mấy thằng chợ đen mua hết, ra bán vé chợ đen đó".
Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp (TP.HCM) kể về tấm poster phim anh lưu giữ: "Năm 1973, rạp Lê Ngọc chiếu ra mắt phim Đường Sơn đại huynh với ngôi sao Lý Tiểu Long đóng vai chính, khán giả ùn ùn tới rạp. Kế tiếp, rạp Lê Ngọc công chiếu các phim Tinh võ môn, Mãnh long quá giang, Long tranh hổ đấu, Trò chơi sinh tử đều do Lý Tiểu Long thủ vai chính. Phim nào cũng gây tiếng vang lớn, ăn khách mạnh. Lý Tiểu Long trở thành hiện tượng điện ảnh trong lòng người hâm mộ Sài Gòn - Chợ Lớn ".
Poster phim Mãnh Long quá giang có diễn viên Lý Tiểu Long chiếu các rạp Victory Lê Ngọc, Lệ Thanh, Hào Huê khu Chợ Lớn năm 1972 - 1973
Phim Cafe sưu tầm
Thập niên 1970 là lúc Sài Gòn thịnh hành phim quyền cước Hồng Kông như: Long hổ sát đấu (có sự tham gia của các diễn viên nổi danh VN: Trần Quang, Lý Huỳnh), Tinh võ môn, Đường Sơn đại huynh, Mãnh long quá giang...
Khoảng năm 1967 - 1969 về trước, các rạp ở Chợ Lớn thường chiếu phim kiếm hiệp với các tài tử Vương Vũ, Lăng Ba, Trần Hồng Liệt.
Một loạt rạp hát từng tạo nên "đô thành chớp bóng, hí kịch" của Chợ Lớn nay ra sao? Chúng tôi đi qua một số rạp như Hào Huê nay đổi tên thành Nhân Dân, hiện là trụ sở làm việc của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam. Bên ngoài bán cà phê, chiều là một quán nhậu vỉa hè lấn bàn ghế bán trước cửa. Rạp Lệ Thanh A, B hiện cũng ngưng hoạt động. Rạp Lido đường Trần Hưng Đạo B trước 1975 có lịch sử khá ly kỳ. Rạp nằm cạnh khu sòng bạc Đại Thế Giới khu Chợ Lớn, chuyên chiếu phim Âu Mỹ trong khi các rạp xung quanh chỉ chiếu phim Tàu. Đến cuối thập niên 1960, rạp ngưng hoạt động cho người Mỹ thuê làm khu cư xá và câu lạc bộ. Sau năm 1975, rạp chiếu phim quốc doanh trở lại. Hiện nay, rạp đã bị đập bỏ để xây công trình khác. (còn tiếp)
Poster rạp Oscar đường Trần Hưng Đạo (Chợ Lớn), phim Mặt mũi kỳ cục
Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp
Rạp Majestic Chợ Lớn có thể là rạp chiếu bóng đầu tiên ở khu Sài Gòn - Chợ Lớn? Theo tờ chương trình bằng tiếng Pháp của rạp này vào ngày 8.5.1942 có chiếu phim Le Coeur Dispose thì đây có thể là rạp chiếu phim đầu tiên ở khu Chợ Lớn. Cùng với Majestic Chợ Lớn còn có Majestic Sài Gòn ở gần khách sạn Majestic hiện nay. Nhưng không rõ rạp Majestic Sài Gòn ra đời trước hay sau khu Chợ Lớn. Trước đó, theo nhiều tư liệu báo chí trước 1975, rạp Eden và Majestic là hai rạp chiếu bóng đầu tiên ở Sài Gòn, đều có ở khu trung tâm Sài Gòn và Chợ Lớn.
Theo địa chỉ trên tờ chương trình chiếu phim, rạp chớp bóng Majestic Chợ Lớn ở số 102 Tổng Đốc Phương (Châu Văn Liêm hiện nay), sau này là rạp Victory Lê Ngọc chuyên chiếu phim quyền cước Hồng Kông, sau 1975 đổi thành rạp Toàn Thắng, hiện nay đã bị đập bỏ để xây một công trình khác không liên quan phim ảnh.
"Không biết chính xác rạp Eden Chợ Lớn đổi tên thành rạp Thủ Đô khi nào, nhưng vào thời hoàng kim của cải lương, khi những rạp lớn như Hưng Đạo, Quốc Thanh, Olympic hát mỗi ngày một suất thì Thủ Đô luôn có hai suất hát, khán phòng không còn một chỗ trống", nghệ sĩ ưu tú Xuân Quang kể.
Lưu luyến sân khấu mà ở lại
Tôi đến rạp Thủ Đô vào một buổi sáng. Bên ngoài rạp là khu chợ nằm lọt thỏm giữa lòng 3 chung cư cũ của người Hoa. Bên trong ít người ra vào, bây giờ rạp là nơi tập luyện của các nghệ sĩ thuộc Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM. Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Xuân Quang, năm nay hơn 60 tuổi, dù đã về hưu nhưng vẫn cộng tác với nhà hát để làm đạo diễn các vở tuồng cho nghệ sĩ trẻ. Chúng tôi ngồi trong không gian rạp Thủ Đô hôm nay, những hàng ghế đã cũ kỹ, bong tróc nệm hay xộc xệch vì gãy tay gác hoặc chân ghế. Rạp có khoảng gần 1.000 ghế, đoàn hát của các nghệ sĩ gom lại ngồi mấy hàng ghế phía trên, sát sân khấu. Phía trên sân khấu, góc bàn thờ tổ ngành sáng đèn ấm cúng trong tiếng đàn, tiếng hát của các nghệ sĩ đang tập đoạn trích Trần Bình Trọng tuẫn tiết với câu nói nổi tiếng "Thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc". Có lẽ đã lâu lắm rồi, tôi mới ngồi phía dưới hàng ghế khán giả và xem một tuồng tích cổ, kể từ ngày rời ghế Trường ĐH Sân khấu điện ảnh cách nay cả chục năm.
NSƯT Xuân Quang (thứ 3, hàng đứng từ phải qua) cùng các nghệ sĩ trẻ của Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM
Lê Vân
Dù chỉ là một buổi tập nhưng trên sân khấu , các nghệ sĩ thả hồn cốt vào từng động tác, lời ca. Phải nhìn thấy đôi chân bầm tím của các nghệ sĩ khi diễn cảnh quỳ lê trên sàn tập hay những giọt mồ hôi của họ đổ ròng ròng không ngớt giữa cái nóng hầm hập, mới cảm nhận được sự nỗ lực và tâm huyết mà họ dành cho nghiệp diễn. NSƯT Xuân Quang vẫn say mê thị phạm những động tác lăn lê, nhào lộn trên sân khấu tuồng cổ cho học trò. Tôi chợt nghĩ: Nếu những bạn trẻ được xem một vở diễn đầy cống hiến như vậy trên sân khấu như ngày xưa, có lẽ họ sẽ thuộc và yêu thích sử Việt. "Nhưng tiếc thay, bây giờ các em chỉ biểu diễn phục vụ vào các dịp lễ hay thi thố. Còn lại, nghệ sĩ hát bội bây giờ phải sống nhờ vào các buổi diễn ở đình chùa, miếu mạo trong các buổi cúng kiếng của họ mà thôi", NSƯT Xuân Quang cám cảnh.
Rạp Thủ Đô với lịch sử lâu đời nay là một “công trình” buôn bán vỉa hè đủ món ở mặt tiền có tên “Thủ Đô” cho dễ nhớ
Ngọc Dương
Xuân Quang theo học hát bội từ năm 11 tuổi, nối nghiệp người cha cũng là một nghệ sĩ đoàn Tấn Thành Ban trước năm 1975. "Hát bội theo ông già. Ông tên thật là Lê Văn Phép nhưng chuyên môn đóng Châu Do nên khán giả gọi ông là Châu Do Phép. Hồi đó ba kể hay diễn tuồng Tàu như Trảm Trịnh Ân, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ … ăn khách lắm. Xưa ổng hát ở miếu không hà, sau có rạp thì mới được đi hát vòng vòng. Được khán giả thương mà sống với nghề", ông Quang kể.
Nhìn sân khấu thoi thóp mà đau lòng
Sau năm 1975, nghệ sĩ Xuân Quang theo đoàn hát bội TP.HCM đi diễn quanh TP. "Tất cả các rạp, hát bội xoay suất với cải lương. Mình hát xong là cải lương vô, qua rạp khác, mình hát xong một tuần lễ mình chuyển bến, rồi cải lương vô. Cứ vậy đó mà ăn khách lắm, rạp nào cũng đông, khán giả xem rồi thưởng "quạt" ném lên sân khấu quá trời ("quạt" có kẹp tiền thưởng - PV)", ông Quang nhớ lại thời hoàng kim của sân khấu sau năm 1975.
Ông Thưởng, nhân viên hậu đài đoàn Huỳnh Long nay là bảo vệ rạp Thủ Đô
Lê Vân
Ông Nguyễn Công Thưởng, 60 tuổi, hiện là bảo vệ ở rạp Thủ Đô. Xưa, ông là nhân viên hậu đài cho đoàn hát cải lương Huỳnh Long nổi danh sau năm 1975. "Hồi đó, ở phía dưới trệt và trên lầu nữa là 1.500 ghế. Giờ phía dưới bỏ mất mấy chục hàng ghế, trên lầu hư hết trơn rồi, bỏ trống. Giờ rạp chỉ để cho đoàn hát bội làm trụ sở rồi tập. Hồi đó rạp này đông khách lắm, ngày 2 suất, sau ế người ta không hát nữa, rồi nhà nước mới cấp cho đoàn hát bội về đây", ông Thưởng kể.
Nghệ sĩ Xuân Quang nhớ lại những ngày hụt hẫng khi sân khấu các rạp dần đóng cửa: "Tính ra đến những năm 1990 là không bán vé nữa, các đoàn nghỉ hát ở tất cả các rạp. Vì bị làn sóng video xâm nhập vô. Người ta mướn video về coi chứ tội gì mua vé vô đoàn. Hồi xưa muốn coi Vũ Linh thì bạn đến cái đoàn đó, còn video nó tổng hợp tất cả các diễn viên trong đó, người ta coi trong video là có hết. Hồi đó nhìn sân khấu thoi thóp mà đau lòng. Đến giờ thì không còn nhiều người bỏ tiền đi mua vé coi hát đâu. Nghệ sĩ cải lương thì đi ca phòng trà, ca đám ma, đám cưới, hát bội thì hát phục vụ miễn phí trong các dịp lễ, hát cúng kiếng ở đình miếu như thời sơ khai vậy đó. Bây giờ thời thế nó vậy rồi, phải chịu thôi".
Poster buổi diễn của đoàn Dạ Lý Hương tại rạp Eden Chợ Lớn - Thủ Đô năm 1973
Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp
Điều nuối tiếc nhất của những người từng gắn bó với các rạp hát như ông Thưởng hay ông Quang là khi thấy các buổi diễn phục vụ miễn phí, khán giả vẫn đi xem rất đông. Nghệ sĩ còn, khán giả còn nhưng tại sao sân khấu các rạp hát từng một thời rực rỡ lại chết yểu? "Nếu mà muốn nghệ sĩ vô rạp hát như thời xưa thì trước tiên nhà nước mình phải có chính sách hỗ trợ. Còn rạp, muốn có doanh thu thì phải sửa sang lại, chứ đâu có để rộng và xuống cấp như vậy được. Khán giả họ cần đẹp, nhỏ gọn, vừa đủ ngồi. Ví dụ như rạp này làm còn 300 ghế thôi, khang trang, sạch sẽ, rộng rãi thì từ từ mới kéo khán giả lại…", ông Quang nói.
Nhưng có lẽ đó chỉ kỳ vọng của những người từng gắn bó đời mình với các rạp hát xưa một thời vang bóng. Ông Quang buồn nói: "Ví dụ nhà hát vậy mà không có một cơ ngơi gì, đoàn này ở tạm thời trong rạp Thủ Đô thôi, chứ không phải họ cho hẳn đâu. Hồi xưa đoàn ở rạp Long Phụng, đường Lý Tự Trọng, Q.1 rồi mới về đây. Nghe đâu người ta dời đi để chỗ kia bán cho nước ngoài, xây khách sạn gì đó. Rốt cuộc nước ngoài đâu có mua đâu, giờ để không vậy luôn. Muốn sân khấu "sống lại" thì trước hết phải có nhà hát hẳn hoi, tập dợt đâu đó đàng hoàng đã". (còn tiếp)
Đoàn Kim Chung 5 với vở diễn Thằng điên và công chúa năm 1967
Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp
Rạp Eden Chợ Lớn - thời vang bóng
"Không biết chính xác rạp Eden Chợ Lớn đổi tên thành rạp Thủ Đô khi nào, nhưng vào thời hoàng kim của cải lương, khi những rạp lớn như Hưng Đạo, Quốc Thanh, Olympic hát mỗi ngày một suất thì Thủ Đô luôn có hai suất hát, khán phòng không còn một chỗ trống", nghệ sĩ ưu tú Xuân Quang kể.
Lưu luyến sân khấu mà ở lại
Tôi đến rạp Thủ Đô vào một buổi sáng. Bên ngoài rạp là khu chợ nằm lọt thỏm giữa lòng 3 chung cư cũ của người Hoa. Bên trong ít người ra vào, bây giờ rạp là nơi tập luyện của các nghệ sĩ thuộc Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM. Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Xuân Quang, năm nay hơn 60 tuổi, dù đã về hưu nhưng vẫn cộng tác với nhà hát để làm đạo diễn các vở tuồng cho nghệ sĩ trẻ. Chúng tôi ngồi trong không gian rạp Thủ Đô hôm nay, những hàng ghế đã cũ kỹ, bong tróc nệm hay xộc xệch vì gãy tay gác hoặc chân ghế. Rạp có khoảng gần 1.000 ghế, đoàn hát của các nghệ sĩ gom lại ngồi mấy hàng ghế phía trên, sát sân khấu. Phía trên sân khấu, góc bàn thờ tổ ngành sáng đèn ấm cúng trong tiếng đàn, tiếng hát của các nghệ sĩ đang tập đoạn trích Trần Bình Trọng tuẫn tiết với câu nói nổi tiếng "Thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc". Có lẽ đã lâu lắm rồi, tôi mới ngồi phía dưới hàng ghế khán giả và xem một tuồng tích cổ, kể từ ngày rời ghế Trường ĐH Sân khấu điện ảnh cách nay cả chục năm.
NSƯT Xuân Quang (thứ 3, hàng đứng từ phải qua) cùng các nghệ sĩ trẻ của Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM
Lê Vân
Dù chỉ là một buổi tập nhưng trên sân khấu , các nghệ sĩ thả hồn cốt vào từng động tác, lời ca. Phải nhìn thấy đôi chân bầm tím của các nghệ sĩ khi diễn cảnh quỳ lê trên sàn tập hay những giọt mồ hôi của họ đổ ròng ròng không ngớt giữa cái nóng hầm hập, mới cảm nhận được sự nỗ lực và tâm huyết mà họ dành cho nghiệp diễn. NSƯT Xuân Quang vẫn say mê thị phạm những động tác lăn lê, nhào lộn trên sân khấu tuồng cổ cho học trò. Tôi chợt nghĩ: Nếu những bạn trẻ được xem một vở diễn đầy cống hiến như vậy trên sân khấu như ngày xưa, có lẽ họ sẽ thuộc và yêu thích sử Việt. "Nhưng tiếc thay, bây giờ các em chỉ biểu diễn phục vụ vào các dịp lễ hay thi thố. Còn lại, nghệ sĩ hát bội bây giờ phải sống nhờ vào các buổi diễn ở đình chùa, miếu mạo trong các buổi cúng kiếng của họ mà thôi", NSƯT Xuân Quang cám cảnh.
Rạp Thủ Đô với lịch sử lâu đời nay là một “công trình” buôn bán vỉa hè đủ món ở mặt tiền có tên “Thủ Đô” cho dễ nhớ
Ngọc Dương
Xuân Quang theo học hát bội từ năm 11 tuổi, nối nghiệp người cha cũng là một nghệ sĩ đoàn Tấn Thành Ban trước năm 1975. "Hát bội theo ông già. Ông tên thật là Lê Văn Phép nhưng chuyên môn đóng Châu Do nên khán giả gọi ông là Châu Do Phép. Hồi đó ba kể hay diễn tuồng Tàu như Trảm Trịnh Ân, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ … ăn khách lắm. Xưa ổng hát ở miếu không hà, sau có rạp thì mới được đi hát vòng vòng. Được khán giả thương mà sống với nghề", ông Quang kể.
Nhìn sân khấu thoi thóp mà đau lòng
Sau năm 1975, nghệ sĩ Xuân Quang theo đoàn hát bội TP.HCM đi diễn quanh TP. "Tất cả các rạp, hát bội xoay suất với cải lương. Mình hát xong là cải lương vô, qua rạp khác, mình hát xong một tuần lễ mình chuyển bến, rồi cải lương vô. Cứ vậy đó mà ăn khách lắm, rạp nào cũng đông, khán giả xem rồi thưởng "quạt" ném lên sân khấu quá trời ("quạt" có kẹp tiền thưởng - PV)", ông Quang nhớ lại thời hoàng kim của sân khấu sau năm 1975.
Ông Thưởng, nhân viên hậu đài đoàn Huỳnh Long nay là bảo vệ rạp Thủ Đô
Lê Vân
Ông Nguyễn Công Thưởng, 60 tuổi, hiện là bảo vệ ở rạp Thủ Đô. Xưa, ông là nhân viên hậu đài cho đoàn hát cải lương Huỳnh Long nổi danh sau năm 1975. "Hồi đó, ở phía dưới trệt và trên lầu nữa là 1.500 ghế. Giờ phía dưới bỏ mất mấy chục hàng ghế, trên lầu hư hết trơn rồi, bỏ trống. Giờ rạp chỉ để cho đoàn hát bội làm trụ sở rồi tập. Hồi đó rạp này đông khách lắm, ngày 2 suất, sau ế người ta không hát nữa, rồi nhà nước mới cấp cho đoàn hát bội về đây", ông Thưởng kể.
Nghệ sĩ Xuân Quang nhớ lại những ngày hụt hẫng khi sân khấu các rạp dần đóng cửa: "Tính ra đến những năm 1990 là không bán vé nữa, các đoàn nghỉ hát ở tất cả các rạp. Vì bị làn sóng video xâm nhập vô. Người ta mướn video về coi chứ tội gì mua vé vô đoàn. Hồi xưa muốn coi Vũ Linh thì bạn đến cái đoàn đó, còn video nó tổng hợp tất cả các diễn viên trong đó, người ta coi trong video là có hết. Hồi đó nhìn sân khấu thoi thóp mà đau lòng. Đến giờ thì không còn nhiều người bỏ tiền đi mua vé coi hát đâu. Nghệ sĩ cải lương thì đi ca phòng trà, ca đám ma, đám cưới, hát bội thì hát phục vụ miễn phí trong các dịp lễ, hát cúng kiếng ở đình miếu như thời sơ khai vậy đó. Bây giờ thời thế nó vậy rồi, phải chịu thôi".
Poster buổi diễn của đoàn Dạ Lý Hương tại rạp Eden Chợ Lớn - Thủ Đô năm 1973
Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp
Điều nuối tiếc nhất của những người từng gắn bó với các rạp hát như ông Thưởng hay ông Quang là khi thấy các buổi diễn phục vụ miễn phí, khán giả vẫn đi xem rất đông. Nghệ sĩ còn, khán giả còn nhưng tại sao sân khấu các rạp hát từng một thời rực rỡ lại chết yểu? "Nếu mà muốn nghệ sĩ vô rạp hát như thời xưa thì trước tiên nhà nước mình phải có chính sách hỗ trợ. Còn rạp, muốn có doanh thu thì phải sửa sang lại, chứ đâu có để rộng và xuống cấp như vậy được. Khán giả họ cần đẹp, nhỏ gọn, vừa đủ ngồi. Ví dụ như rạp này làm còn 300 ghế thôi, khang trang, sạch sẽ, rộng rãi thì từ từ mới kéo khán giả lại…", ông Quang nói.
Nhưng có lẽ đó chỉ kỳ vọng của những người từng gắn bó đời mình với các rạp hát xưa một thời vang bóng. Ông Quang buồn nói: "Ví dụ nhà hát vậy mà không có một cơ ngơi gì, đoàn này ở tạm thời trong rạp Thủ Đô thôi, chứ không phải họ cho hẳn đâu. Hồi xưa đoàn ở rạp Long Phụng, đường Lý Tự Trọng, Q.1 rồi mới về đây. Nghe đâu người ta dời đi để chỗ kia bán cho nước ngoài, xây khách sạn gì đó. Rốt cuộc nước ngoài đâu có mua đâu, giờ để không vậy luôn. Muốn sân khấu "sống lại" thì trước hết phải có nhà hát hẳn hoi, tập dợt đâu đó đàng hoàng đã". (còn tiếp)
Đoàn Kim Chung 5 với vở diễn Thằng điên và công chúa năm 1967
Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp