Nhớ ơn thầy, nghệ sĩ Hữu Nghĩa dựng vở "Hồn không mộ"

Thứ tư - 31/10/2018 09:22
Tối 28-10, nghệ sĩ hài Hữu Nghĩa đã ra mắt khán giả tại kịch Sài Gòn vở hài kịch kinh dị "Hồn không mộ" của tác giả NSƯT Đoàn Bá.
Nhớ ơn thầy, nghệ sĩ Hữu Nghĩa dựng vở "Hồn không mộ"

NS Hữu Nghĩa có hơn 15 năm gắn với sân khấu kịch Sài Gòn. Từ nghề diễn viên, học cùng khóa với NSƯT Hữu Châu, NS Hồng Đào, Quang Minh… Năm 1983, anh ra trường, bắt đầu đi diễn kịch. Lập nhóm hài 4H cùng với Hữu ChâuHồng VânHồng Đào thường xuyên biểu diễn tại các sân khấu. Thời đó, anh xuất hiện trong các chương trình "Trong nhà ngoài phố" do HTV sản xuất. Nổi tiếng nhất là vai họa sĩ Ớt trong vở kịch "Hạnh phúc không tự đến" cùng ái nữ của nhạc sĩ Bắc Sơn (MC – diễn viên Bích Lan).

Năm 1996, anh tiếp tục theo học lớp đạo diễn điện ảnh của Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP HCM (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM)

Năm 2006, anh tốt nghiệp lớp cao đẳng đạo diễn sân khấu do NSƯT Đoàn Bá hướng dẫn. Vở kịch "Đứa bé triệu đô la" của tác giả Vương Huyền Cơ là tác phẩm đầu tay của NS Hữu Nghĩa, sau đó vở diễn đã có hơn 100 suất tại sân khấu kịch Sài Gòn.

Nhớ ơn thầy, nghệ sĩ Hữu Nghĩa dựng vở Hồn không mộ - Ảnh 1.

NS Hữu Nghĩa và Loan Thanh

"Tôi đang học lớp đại học đạo diễn, cuối năm nay tốt nghiệp rồi. Tuy vậy, tôi vẫn thường xuyên dựng vở để diễn tại sàn diễn Kịch Sài Gòn. Vở "Hồn không mộ" do thầy tôi sáng tác. Nay tôi dàn dựng để nhớ ơn thầy, nhờ sự chỉ bảo của thầy mà tôi có nhiều kiến thức trong việc vận dụng thủ pháp hài kịch gắn kinh dị, đưa vào những câu chuyện giáo dục về nhân cách, lối sống và khuyên nhủ con người tránh xa điều ác" – NS Hữu Nghĩa nói về vở kịch thứ 20 mà anh đứng tên đạo diễn sau vở "Đứa bé triệu đô la".

Trước đây, khi chưa bắt tay dàn dựng NS Hữu Nghĩa thường chọn cách diễn ngẫu hứng, có lúc diễn hăng quá anh quên mất "lối về" – anh thú nhận, và qua sự hướng dẫn của đạo diễn Đoàn Bá, anh đã tìm ra phong cách dàn dựng cho riêng mình, để ngày nay được đồng nghiệp đánh giá đạo diễn "mát tay với hài kịch".

Tại sân khấu kịch Sài Gòn, NS Hữu Nghĩa đang là diễn viên trụ cột của các vở "Oan hồn bên suối", "Mảnh đất nhiều ma" và "Hồn không mộ". Khán giả đến sân khấu này đã hỏi tên anh rồi mới quyết định mua vé vào xem. "Đó là niềm hạnh phúc của tôi sau nhiều năm miệt mài gắn bó với sân khấu hài. Kịch Sài Gòn là chiếc nôi nghệ thuật mà tôi đã và sẽ gắn bó để được cống hiến" - đạo diễn "Đứa bé triệu đô la" nói.

Nhớ ơn thầy, nghệ sĩ Hữu Nghĩa dựng vở Hồn không mộ - Ảnh 2.

NS Hữu Nghĩa trong vở "Hồn không mộ"

 

Tin-ảnh: Thanh Hiệp
 

Nghệ sĩ Hữu Nghĩa lập sân khấu tri ân thầy cô

ghệ sĩ Hữu Nghĩa và nhóm bạn từng tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM), thành lập sân khấu nhằm tri ân thầy cô dìu dắt anh và các đồng nghiệp vào nghề.

 

''
NS Hữu Nghĩa, Lê Hóa và Phương Bình trong đêm ra mắt sân khấu Nghệ thuật sân khấu II
''

NS Hữu Nghĩa, Lê Hóa và Phương Bình trong đêm ra mắt sân khấu Nghệ thuật sân khấu II

Sân khấu này chủ yếu mời những người từng tốt nghiệp các khóa đào tạo diễn viên khi trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM còn mang tên trường Nghệ thuật Sân khấu II tham gia biểu diễn. Nay hầu hết đều đã thành danh, được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, là trụ cột của nhiều sân khấu xã hội hóa.

“Tôi và Lê Hóa, Phương Bình thành lập sân khấu này với mong muốn mỗi tháng có dịp cùng nhau dàn dựng, công diễn những vở kịch ngắn, tổ chức diễn tại các rạp. Doanh thu có được trừ đi chi phí sẽ dùng giúp các thầy cô, những người đã dìu dắt chúng tôi vào đời nhưng hiện nay sống gian nan vì bệnh tật, ốm đau” – Hữu Nghĩa tâm sự.

Hiện sân khấu đã quy tụ được hơn 30 diễn viên, đạo diễn tham gia. Các suất diễn đầu tiên tại rạp Công Nhân và một vài tụ điểm đã tạo hiệu ứng rất tốt.

 

Hơn 30 diễn viên và các thầy cô trường Nghệ thuật sân khấu II hội ngộ tại rạp Công Nhân
Hơn 30 diễn viên và các thầy cô trường Nghệ thuật sân khấu II hội ngộ tại rạp Công Nhân

Đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc nhận định cách tổ chức này rất hay, khiến những nghệ sĩ từng đứng trên bục giảng rất xúc động.

"Chúng tôi được gặp lại học trò của mình, nay có người rời sàn diễn, làm doanh nghiệp, tiểu thương, chuyển sang kinh doanh hoặc học lên thạc sĩ, tiến sĩ của nhiều ngành nghề khác nhưng khi nhắc về trường xưa, tất cả đều nhớ rất rõ. Họ đã làm sàn diễn này thêm ý nghĩa nhất là trong thời kỳ sân khấu thoái trào, kịch bản có phần tụt dốc về mặt thẩm mỹ” - Đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc nói.

 

NS Hữu Nghĩa và Hữu Bình trong vở kịch ngắn dân gian chúc mừng các thầy cô
NS Hữu Nghĩa và Hữu Bình trong vở kịch ngắn dân gian chúc mừng các thầy cô

Ba nghệ sĩ Hữu Nghĩa, Lê Hóa và Phương Bình đang chuẩn bị dàn dựng những vở diễn mới để phục vụ khán giả trong dịp Tết và cùng làm việc thiện đầu năm với những món quà tri ân thầy cô. Đạo diễn NSƯT Đoàn Bá thổ lộ: “Ngày xuân cận kề, niềm vui nhân thêm hơn khi học trò đã lập sân khấu để tri ân những người làm công tác đưa đò như chúng tôi”.

 

Theo mô hình sân khấu lưu diễn, Sân khấu này sẽ luân phiên tổ chức tại nhiều địa điểm phục vụ khán giả
Theo mô hình sân khấu lưu diễn, Sân khấu này sẽ luân phiên tổ chức tại nhiều địa điểm phục vụ khán giả

 

T. Hiệp (ảnh Huỳnh Đức)
 

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thăm dò ý kiến

Các bạn thích nghe hay xem cổ nhạc thể loại nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây