Nữ danh ca Lệ Liễu và cô Năm Cần Thơ

Thứ sáu - 31/08/2018 13:03
Trong số những nữ danh ca làng cổ nhạc của thời thập niên 1940-1950, có cô Năm Cần Thơ và cô Lệ Liễu đã hoạt động giống nhau là sau thời gian ca hát được nổi tiếng, thì dùng sở trường nghiệp cầm ca của mình hỗ trợ cho cộng cuộc làm ăn để tạo sự nghiệp.
5CT
5CT

Nữ danh ca Lệ Liễu. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

Về cuộc đời nghệ thuật thì hai nữ danh ca này cũng giống nhau ở chỗ là chỉ ca thu thanh dĩa hát, ca đài phát thanh chớ không lên sân khấu diễn tuồng. Riêng các tuồng cải lương được thu thanh dĩa hát thì thiên hạ chỉ nghe tiếng nói đối thoại, cùng tiếng ca mà hình dung ra con người qua sự tưởng tượng thôi, chớ còn hình dạng thì thính giả bốn phương chẳng hề thấy các cô đẹp xấu ra sao. Cho đến ngay cả khi về già rồi mà người ta vẫn gọi là “cô,” chứ nếu như lên sân khấu hay truyền hình thì chắc chắn sẽ lên chức “bà,” giống như bà Năm Sa Ðéc vậy.

Danh ca Lệ Liễu từng được hãng dĩa hát Hoành Sơn thu thanh bộ dĩa Tình Yêu Thôn Dã, ca chung với Út Trà Ôn, Bửu Tài, cô Bạch Huệ. Và bên hãng dĩa hát Asia thì Lệ Liễu cũng có thu thanh, nhưng tôi không nhớ tên và bao nhiêu bộ dĩa. Còn cô Năm Cần Thơ là giọng ca sáng giá ở lãnh vực thu dĩa hát với những bài vọng cổ: Con Chim Họa Mi, Thoại Ba Công Chúa, Mổ Tim Tỷ Cang, Anh Hùng Liệt Nữ, v.v…

Về việc làm ăn bên ngoài thì hai nữ danh ca mở phòng trà ca nhạc có sân khấu nhỏ cho dân tài tử đến đờn ca. Nhờ nét đặc trưng này mà giai nhân tài tử thường xuyên lui tới quán. Khoảng giữa thập niên 1950 cô Lệ Liễu mở quán ca cổ nhạc ở Thị Nghè, và lúc bấy giờ với thời gian tuổi xuân chồng chất theo tháng năm. Sự đào thải của luật thiên nhiên, Lê Liễu nhận thức được cuộc đời mình, nên ít khi lên sân khấu cầm micro. Nhưng đôi khi gặp lại những người bạn hay ân nhân ngày cũ, Lệ Liễu mới lên ca. Những bản ca nầy thường là những kỷ niệm ngày xưa khi Lệ Liễu còn xuân sắc vàng son, bên những người bạn tâm tình.

AllianzTravelInsurance.com

Mang tâm sự và kỷ niệm đó, nên Lệ Liễu trong khi ca thường có những giọt nước mắt long lanh. Không biết vì xúc cảm vui mừng gặp được lại người bạn cũ, hay là tiếc nuối cái dĩ vãng xa xôi nào. Hay đây chỉ là những giọt lệ làm vừa lòng nhân thế.

Tuy nhiên, giọng ca của Lệ Liêu vẫn còn điêu luyện, hấp dẫn và mang nỗi buồn thuở xa xôi, khiến cho các người bạn cũ cũng ngậm ngùi không ít.

Shop Our Clearance Section

Thời ấy quán Lệ Liễu cứ mỗi chiều trời vừa tối là thiên hạ tập trung khá đông, những người không biết ca nhưng thích nghe cổ nhạc cũng đến đây vừa ăn nhậu vừa thưởng thức những bài ca cổ nhạc. Nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những khách sành điệu và một số đã trở thành danh ca hoặc đào kép cải lương sau này. Trong số những người đến ca ở quán Lệ Liễu và về sau nổi tiếng có hề Văn Hường. Lúc đầu ông cũng đến ca tài tử như bao nhiêu người, nhưng dần dần giọng ca đặc biệt của ông được hãng dĩa hát lưu ý mời thu dĩa. Tiếp theo đó thì đoàn Hoa Sen của Bảy Cao mời ký giao kèo đi hát. Rồi kế đến thì Văn Hường sang đoàn Kim Chung với tiền giao kèo lớn hơn, và tên tuổi vang lừng. Rất nhiều tay ca tài tử ca nhái giọng Văn Hường cũng được khán giả hoan nghinh.

Sau 1975 không biết Lệ Liễu cuộc sống ra sao, tới giờ này có còn mạnh giỏi không chẳng biết.

Về phần cô Năm Cần Thơ thì những năm đầu của thập niên 1950, cô được Tướng Bảy Viễn cho mở quán nhậu ca cổ nhạc trong khuôn viên Ðại Thế Giới. Các ca sĩ, nhạc sĩ tài tử thời bấy giờ rất thường lui tới ca hát nên khá đông khách. Nghệ sĩ Hữu Phước trước khi nổi tiếng cũng đã từng giúp việc ở quán cô Năm một thời gian.

Sang qua thập niên 1960 trong khi các nghệ sĩ thế hệ đàn em trẻ hơn như Hữu Phước, Thành Ðược, Út Bạch Lan, Kim Chưởng, Thanh Hương đương thời tấn lên ngự trị sân khấu cải lương và luôn cả địa hạt dĩa hát, thì cô Năm Cần Thơ đã lui vào bóng tối hậu trường.

Deewatch Pure White

Nghỉ hát thời gian khoảng 10 năm, nhưng còn nặng nợ với tổ nghiệp nên năm 1974 cô Năm Cần Thơ tái xuất giang hồ, về quê ở Cần Thơ mở quán nghệ sĩ ở đường Trần Quí Cáp. Nhạc sĩ mù Duy Trì cộng tác đảm trách giàn đờn, nên lúc mới mở quán được bà con ở quê hương ủng hộ khá đông, mấy gánh hát lưu diễn miền Tây cũng tới ăn uống giúp đỡ cô.

Sau 1975 người ta không biết cô trôi nổi đến nơi nào. Nhưng đến năm 1994 thì thiên hạ thấy cô sống cô độc trong túp lều che bằng những tấm bạt, tấm nylon trong công viên Tao Ðàn. Khoảng năm 2002 ca sĩ tài từ Hữu Vinh về Việt Nam có gặp cô Năm trong một quán nghệ sĩ ở Sài Gòn. Hiện nay thì không biết tình trạng cô Năm ra sao.
Ngành Mai


Fashion Style: Up to 70% OFF+ Free Shipping Worldwide
 

Tưởng niệm cố danh ca Năm Cần Thơ


Nguyễn Phương vừa được tin từ quê nhà, nữ danh ca tiền phong cô Năm Cần Thơ từ trần lúc 5 giờ 55 phút chiều ngày 24 tháng giêng năm 2007 tại nhà riêng ở Phường 7 quận 8, được quàn tại Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ ở đường Âu Dương Lân Quận 8. Bà Năm Cần Thơ thọ 91 tuổi.

NamCanTho200.jpg
Cô Năm Cần Thơ, thời làm chủ quán Họa Mi. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Cố nữ danh ca Năm Cần Thơ tên thật là Trương Thị Trắc, sanh năm 1917 tại Cần Thơ, Cô vào nghiệp cầm ca khi còn rất trẻ. Người thưởng thức cổ nhạc chỉ biết danh ca Năm Cần Thơ theo tên ghi trên các tròng đĩa hát và không ai biết tên thật của Cô.

Danh ca nổi tiếng

Trước năm 1945, cô Năm Cần Thơ nổi tiếng danh ca trong quán ca nhạc Đức Thành Hưng bên hông chợ Bến Thành Saigon với một lối ca điêu luyện, mang phong cách tài tử phong lưu, làn hơi cao vút và khoẻ khoắn.

Trong các thập niên 30, 40, 50, Đài phát thanh Pháp Á, Đài phát thanh Saigon, những chiều thứ tư và thứ bảy hàng tuần đều có phát chương trình cải lương với các giọng hát tuyệt vời của cô Năm Cần Thơ, cô Tư Sạng, cô Tư Bé, cô Ba Trà Vinh, cô Ba Vĩnh Long, cô Ba Bến Tre, nam ca sĩ Năm Nghĩa, Tám Thưa, Năm Phồi, Tám Bằng, Ba Giáo…

Riêng giọng ca của cô Năm Cần Thơ, thính giả rất ưa thích qua các bài vọng cổ do cô Năm Cần Thơ ca độc chiếc : Thoại Ba Công Chúa, Đắc Kỹ thọ hình và các bộ dĩa tuồng Mổ Tim Tỷ Can, Tô Aùnh Nguyệt, Tam Ban Đổng Quí Phi, Mộng Hoa Vương…

Shop For 55% Off Trendy Dress at Fashionmia.com! FastDomain Web Hosting $6.95

(Xin mời quí thính giả nghe cô Năm Cần Thơ và cố nghệ sĩ Năm Nghĩa ca trong diã hát Tam Ban Đổng Quí Phi. Minh họa giọng hát của Cô Năm Cần Thơ trong Tam Ban Đổng Quí Phi.)

NamCanThoKimHa200.jpg
Cô Năm Cần Thơ đứng sau cô Kim Hà. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Thưa quí thính giả, quí vị vừa nghe giọng ca của cố nghệ sĩ Năm Cần Thơ và Năm Nghĩa trong hai vai vua Tống Nhơn Tôn và Đổng Quí Phi, Dĩa hát nầy được thu thanh năm 1942, cách nay vừa đúng 65 năm.

Tuồng Tam Ban Đổng Quí Phi có đoạn dùng văn chữ Nho, có đoạn lời văn mộc mạc, bình dân, lối ca của nghệ sĩ Năm Cần Thơ chân phương, rõ lời, phù họp với cảm quan thưởng thức của thính giả trong những thập niên 30, 40.

Car Rental Discount Coupons!

Hồi đó, ở các tỉnh lẽ và trong thôn quê, người ta hay hát dĩa các bài ca vọng cổ hoặc tuồng hát cải lương để quan khách mua vui trong các dịp có lễ cưới gả, giổ quảy hay cuộc tiệc trong làng xóm. Hát dĩa tuồng cải lương thay thế cho những cuộc đờn ca tài tử, vì vậy dân trong làng xã rất thích và xem trọng những nghệ sĩ có giọng hát hay.

Tên của danh ca cổ nhạc như Năm Cần Thơ, Tư Sạng, Hai Đá, Ba Trà Vinh, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Tám Thưa… thường được ghi nhớ và nhắc nhở mỗi khi dân làng nhờ người ra thành phố mua diã hát .

Cô Năm Cần Thơ còn được mệnh danh là Chim Họa Mi vì Cô ca rất hay 20 câu vọng cổ nhan đề Chim Họa Mi của soạn giả Viễn Châu viết cho Cô khi Cô ca trong quán Lệ Liểu trong giải trí trường Thị Nghè Saigon vào đầu thập niên 50.

Cô Năm Cần Thơ làm chủ quán rượu có ca nhạc, để bảng hiệu : Quán Họa Mi trong khu giải trí trường Đại Thế Giới ở Chợ Lớn. Dàn cổ nhạc có nhạc sĩ Sáu Tửng, Ba Khuê, Hai Thơm, Mưởi Lương( chồng của cô Năm Cần Thơ). Nhạc sĩ Mười Lương tên thật là Trần Hữu Lương, người thầy đã dạy cho Henri Trần Quang ca vọng cổ và các bài bản cổ nhạc.

Chính ông Trần Hữu Lương đã đặt nghệ danh Hữu Phước cho người học trò Henri Trần Quang. Hữu Phước học lối ca luyến láy trữ tình của cô Năm Cần Thơ, anh trở thành một danh ca được ưa thích nhứt trong làng dĩa nhựa và trên sân khấu trong các thập niên 50, 60, 70, 80…

 

Gia đình nghệ sĩ

 

Cô Năm Cần Thơ chỉ ca trong quán cổ nhạc hoặc thu thanh trong dĩa hát chớ Cô không có hát trên sân khấu cải lương. Cô Năm Cần Thơ có hai người em gái là diễn viên tài danh : cô Kim Chừng và cô Kim Nên, một thời sáng chói trên sân khấu các gánh hát cải lương Tân Thiếu Niên, Kim Khánh, Tiếng Chuông… Cô Kim Nên là vợ của danh ca kiêm soạn giả Chiêu Anh trên Đài phát thanh Saigon và là thân mẫu của nam danh ca tân nhạc Thái Châu.

NamCanThoVanGioi200.jpg
Cô Năm Cần Thơ hát tại quán của nhạc sĩ Văn Giỏi. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Con gái lớn của cô Năm Cần Thơ là nữ nghệ sĩ Kim Chi, vợ của nghệ sĩ kiêm soạn giả Đào Việt Anh. Nữ nghệ sĩ Kim Chi có một thời cộng tác với đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga. Kim Chi thừa hưởng chất giọng đồng phong phú của cô Năm Cần Thơ. Kim Chi ca hay, sắc diện đẹp nhưng Kim Chi không thể sáng chói được khi cô diễn xuất bên cạnh những diễn viên ngọc ngà như Thanh Nga, Ngọc Nuôi, Thu Ba…

Get a Free Gift with any purchase.

Cô Năm Cần Thơ còn có hai cô gái cũng là nghệ sĩ cải lương tài danh : đó là nữ nghệ sĩ Kim Hà và Mộng Thu, một thời vang danh trên sân khấu Kim Hoàng – Như Mai, Kim Chung…

Con của cô Kim Hà là nữ diễn viên trẻ Hà My trong đoàn cải lương Hương Tràm, vừa qua xuất hiện sáng chói với nam diễn viên Hoàng Nhất trong chương trình Làn Điệu Phương Nam hát tại nhà hát thành phố ngày 4 tháng 12 năm 2006. Trong chương trình này, mẫu thân của Hà My là nữ nghệ sĩ Kim Hà ca ba câu vọng cổ thật là mùi. Phong cách ca, làn hơi của Kim Hà vẫn còn ngọt ngào êm dịu như xưa.

Thưa quí thính giả, trong năm 1997, khi cô Năm Cần Thơ được 80 tuổi, chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc kỳ 5 tổ chức trong nhà Thủy Tạ Đầm Sen, cô Năm Cần Thơ được mời ca bài Kim Vân Kiều điệu Phú Lục. Dù đã tám mươi tuổi, giọng ca của cô Năm Cần Thơ vẫn khoẻ khoắn, nghệ thuật ca đúng làn điệu bài Phú Lục mà các nghệ sĩ cổ nhạc trẻ sau nầy khó có người ca đúng bài bản như cô Năm Cần Thơ.

Xin mời qúy thính giả nghe bài Phú Lục do cô Năm Cần Thơ ca khi cô được 80 tuổi, tại sân khấu Thủy Tạ trong giải trí trường Đầm Sen ở quận 11 Saigon. Minh họa giọng hát của cô Năm Cần Thơ bài Phú Lục.

 

Cuối đời khó khăn

 

Tuy đã già nua theo thời gian nhưng cô Năm Cần Thơ đã đi vào lịch sử đờn ca cổ nhạc miền Nam trên 60 năm, làn hơi trong vút và khoẻ khoắn của cô Năm vẫn còn nguyên vẹn khi mà ở tuổi đời 80, cô cất giọng ca bài Phú Lục, nói về cuộc đời của nàng Kiều, giọng ca tha thiết đó vẫn còn giữ được cái sắc thần đầy nghệ thuật.

Sân khấu cải lương xuống dốc, nghệ sĩ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, các nghệ sĩ già yếu neo đơn càng chịu cảnh thê thảm hơn. Vào đầu năm 2000, cô Năm 83 tuổi, che một mái lá trong vườn Tao Đàn để ngủ tạm qua đêm, tối tối cô đi ca cổ nhạc trong quán của nhạc sĩ Văn Giỏi để kiếm cơm qua ngày.

Hội Nghệ sĩ ái hữu, trang web cải lương hàng tháng vận động tiền giúp đỡ Cô, tuy chỉ vài trăm ngàn nhưng cô Năm cũng đỡ phần thiếu thốn. Người ta muốn rước Cô về ở nhà thương Dưỡng Lão Nghệ sĩ nhưng theo Cô nói thì Cô muốn sống tự do.

Cách đây hai năm cô Năm té. Phải nằm liệt một chổ, phải về sống với đứa con út, cho đến ngày 24 tháng giêng vừa qua, cô Năm mới ra đi vĩnh viễn.

Cách nữa vòng trái đất xa Việt Nam, tôi xin thắp một nén nhang, rót ba chung trà và van vái cầu xin hương linh cô Năm Cần Thơ được tiêu diêu miền cực lạc. Xin chia buồn với các cháu Kim Chi, Kim Hà, Mộng Thu, Hà Mi.

SG Nguyễn Phương

Nguồn tin: tcgd theo NV - RFA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thăm dò ý kiến

Các bạn thích nghe hay xem cổ nhạc thể loại nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây